My notepad

November 29, 2021

Thôi nghĩ chuyện khác

Filed under: Musik — Minh Tu Paolo Tran @ 9:17 am

Cái kèn contralto clarinet in E-flat có tiếp nhận nổi chiều sâu triết học hiện đại không? Trong khi kèn contrabass clarinet in B-flat thì tiếp nhận được. Chà, vấn đề đấy.

Nhận thức của ngày

Filed under: Philo, religion, science — Minh Tu Paolo Tran @ 8:52 am

Theo những gì mình đã tiếp thu được thì tiếp cận thần học nên qua các mạc khải lời Chúa và suy niệm. Cách tiếp cận dùng phương pháp luận khoa học thì phù hợp với các môn khoa học chuyên ngành, nhưng với thần học thì có lẽ không phù hợp lắm. Tiếp cận với lời Chúa có thể thấy thần trí Chúa thì rộng lớn hơn thần trí con người nhiều.

Tự nhủ của ngày

Filed under: 1, Psycho, religion — Minh Tu Paolo Tran @ 6:51 am

Chẹp, mình bị tâm thần trầm cảm thế này thì tìm hiểu thần học không ổn đâu. Chỉ biết sơ qua thôi.

À mà bệnh trầm cảm của mình chữa được nhiều nhưng bệnh tâm lý cũng sẽ còn đấy.

Vài suy nghĩ của ngày

Filed under: Philo, religion, Vietnam — Minh Tu Paolo Tran @ 6:20 am
  • Chuyện nước Việt Nam bị chia đôi không phải đến thời chiến tranh chống Mỹ (chiến tranh Việt Nam) mới có mà đã có từ thời phong kiến, từ thời Hậu Lê (Lê mạt) với việc chia ra Đàng Ngoài và Đàng Trong với chúa Mạc rồi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Dù sao thì đến thời này thể chế phong kiến đã bắt đầu tiêu cực rồi (có quan điểm còn nói là có các “tập đoàn phong kiến” Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn).
  • Về chuyện triết học rộng lớn quá có gói gọn lại thành một khoa học được không, thì có câu trả lời thế này: triết học là khoa học của các khoa học. Còn một lãnh vực khác cũng rất rộng lớn là thần học thì vấn đề thần học có là một khoa học hay không là một vấn đề đáng phải bàn và có thể có nhiều tranh cãi. Các khoa học đều có đối tượng nghiên cứu và các phương pháp luận khoa học để nghiên cứu cùng các định luật, định lý, quy luật, tiên đề vân vân để áp dụng. Trong khi đó thần học thì rất khác. Tuy nhiên thần học cũng chứa đựng tri thức và cũng rất sâu rộng cũng không nên xem thường. Ít nhất thì thần học cũng là một lãnh vực tri thức (liên quan đến khoa học tôn giáo). Liệu có thể coi thần học là một môn khoa học tinh thần, xã hội và nhân văn không? Có lẽ là được. Mà Chúa cũng ở trong thần học đó. Ở các nước phương Tây các trường đại học tổng hợp cũng có cả khoa thần học và khoa triết học đó.
  • À mà thần học cũng gắn bó mật thiết với triết học kinh viện thời Trung cổ, nhưng thần học cũng đã có từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên, và cho đến thời Hiện đại cũng có cả thần học Hiện đại nữa (có liên hệ với triết học Hiện đại).

November 27, 2021

Chỉ trích của ngày

Filed under: Allgemein, customs — Minh Tu Paolo Tran @ 12:01 pm

“Không biết làm thế nào, đành crack ra xem bên trong” ư? Đồ ăn trộm ăn cắp ăn cướp.

Thế thì làm sao mà được!

Chà, đúng là làm loạn đấy!

November 25, 2021

Tagesgedanke

Filed under: Philo — Minh Tu Paolo Tran @ 5:00 pm

„Nietzsche zu verweigern/verleugnen“: kann zu Auseinandersetzungen führen. Das ist gefährlich.

Tagesgedanke

Filed under: Philo — Minh Tu Paolo Tran @ 3:10 pm

Interessante Idee: Diversität in der Gesellschaft.

Suy nghĩ của ngày

Filed under: Psycho — Minh Tu Paolo Tran @ 3:07 pm

Chẹp, lại bị tâm thần phân kỳ rồi.

Suy nghĩ của ngày

Filed under: 1, Philo — Minh Tu Paolo Tran @ 11:15 am

Thôi, dù sao chuyện Nietzsche vẫn là chuyện dữ đấy. Bớt đi, đừng để sự dữ sự ác vào mình.

Suy nghĩ của ngày

Filed under: 1, Philo — Minh Tu Paolo Tran @ 10:12 am

À mà còn có triết học Hiện đại thế kỉ 20 nữa đấy. Nietzsche thì mình còn giải quyết được. Đến mức Heidegger thì mình cũng điên thôi không giải quyết được nữa đâu. Mình chỉ đến triết học thực chứng và hiện sinh thôi.

Nhưng cứ cái kiểu đối phó thế này thì không giải quyết được chuyện Nietzsche nói gì đến Heidegger. Chắc chả hiểu nổi triết học hiện đại đâu.

Older Posts »

Blog at WordPress.com.