My notepad

May 1, 2024

Lời nhắc của ngày

Filed under: Chemistry, customs, Mathematics, Philo, Physics, science — Minh Tu Paolo Tran @ 2:03 am

Nhớ đi theo các passions for science một cách đúng đắn. Đừng để mất hay quên mất tri thức nhiều. Vì tri thức có thể bị quên, nhưng nó vẫn hiện diện và hoạt động và là chân lý. Cần thì có thể tra cứu lại sách.

April 27, 2024

Tiếng nói của ngày

Filed under: Chemistry, customs, education, Mathematics, Musik, Philo, Physics, science — Minh Tu Paolo Tran @ 6:40 pm

“Không biết nghĩ gì thì nghĩ về âm nhạc hay toán lý hoá!”

March 14, 2023

Protected: Suy nghĩ của ngày

Filed under: Mathematics, Philo, Physics, Psycho, science, Techno — Minh Tu Paolo Tran @ 9:41 am

This content is password protected. To view it please enter your password below:

March 10, 2023

Suy nghĩ của ngày

Filed under: Physics, Techno — Minh Tu Paolo Tran @ 8:06 pm

Homogen elastisch ist gut. Heterogen elastisch ist möglich.

February 13, 2023

Lời nhắc của ngày

Filed under: Physics, science — Minh Tu Paolo Tran @ 9:53 am

“Đừng làm bừa bãi, lộn xộn để còn nghiên cứu.”

Chuyển pha hỗn hợp – có bạt ngàn trường hợp. Có cả những trường hợp chuyển pha dung dịch keo, dung dịch rắn hay sol khí không thể đảo ngược (entropy tăng).

Suy nghĩ của ngày

Filed under: Allgemein, Physics, science — Minh Tu Paolo Tran @ 9:04 am

Quá trình chuyển pha trong hỗn hợp rắn, hỗn hợp lỏng như dung dịch, dung dịch keo, sol khí diễn ra thế nào? Với chuyển pha khí lỏng thì diễn ra dễ dàng hơn vì khí có thể tạo thành bọt thoát ra và chất lỏng có thể tạo giọt ngưng tụ lại dễ dàng. Với chuyển pha rắn lỏng thì khó khăn hơn vì chất lỏng tạo ra có thể bị mắc kẹt, với dung dịch và dung dịch keo thì khi chất lỏng đông tụ sẽ tạo thành các mầm hạch tinh thể rắn lớn dần lên, phần chưa đông tụ có thể tách ra hoặc kẹt lại và liên kết với phần rắn tạo thành hỗn hợp hai pha. Sol khí ngưng tụ cũng có thể tạo hỗn hợp hai pha (sương mù tạo ra từ pha ngưng tụ).

Động học phân tử và nhiệt động học của các quá trình này thế nào? Thay đổi ảnh hưởng thế nào? Nhiệt độ và nhiệt chuyển pha (enthalpy chuyển pha) có thể thay đổi đó. Với chuyển pha hỗn hợp khí thì còn ảnh hưởng của áp suất nữa.

December 30, 2022

Vài suy nghĩ của ngày

Filed under: Musik, Physics, science, Vietnam — Minh Tu Paolo Tran @ 10:14 pm
  • Tự phê: lâu rồi không đụng đến, kiến thức vật lý của mình đã rơi lả tả rồi, nhất là phần trường điện từ với vật lý hiện đại ấy, công thức quên nhiều lộn tung hết cả lên. Chuyện gì liên quan gây ra chuyện này hay là chuyện xáo trộn tâm lý vô thức tiềm thức? Hay là chuyện có người chê Einstein, hay là chuyện mâu thuẫn giữa vật lý và tôn giáo? Giờ đọc sách lại thì cũng nhớ lại được, phải sắp xếp lại đấy.
  • Chuyện công nhân làm vất vả nặng nhọc lâu rồi quên kiến thức trường học cũng thông cảm được. Nhưng mà kĩ sư làm sai quy luật khoa học thì tệ đấy.
  • Có tiếng nói từ phía đảng cộng sản: “Đảng có ba bảy cánh thì hải ngoại cũng có năm bảy loại.” Chắc lắm chuyện rắc rối.
  • Có ba loại string quintet: loại thứ nhất có 2 violins, 2 violas và violoncello, loại thứ hai có 2 violins, viola và 2 violoncellos, loại thứ ba có 2 violins, viola, violoncello và contrabass (giống dàn nhạc). Có một loại khác có 2 violins, viola, tenor viola và violoncello, kiểu này có thể bị phê là non standard string quintet, tuy nhiên kiểu này có dùng cả tenor viola và nếu khó tính quá thì có thể dùng loại thứ hai thay thế (một violoncello nữa thay tenor viola).

August 24, 2022

Suy nghĩ của ngày

Filed under: Musik, Philo, Physics, religion, science — Minh Tu Paolo Tran @ 11:12 am

Ra là cái chorale prelude trong bộ Orgelmesse của Bach có motive con lắc. Chuyện cũng khá ghê gớm. Cái motive con lắc này có liên hệ tới những khám phá vật lý thời Phục hưng như Trái Đất tròn và quay quanh chính nó và Mặt Trời. Những điều đó làm rung chuyển quan niệm của nhà thờ về vũ trụ. Trong khi đó bè cantus firmus ở pedal đi giai điệu của chorale tượng trưng cho lòng tin vẫn kiên vững theo Chúa dù bối cảnh thời thế có dao động đảo điên. Tác phẩm mang tính hùng biện rhetoric về mối tương quan giữa khoa học tự nhiên và tôn giáo. Trong bộ Orgelmesse cũng có một số tác phẩm khác như vậy.

June 22, 2022

Chuyện của ngày

Filed under: Physics — Minh Tu Paolo Tran @ 10:29 am

Cái lồng tĩnh điện là để bảo vệ bên trong lồng tĩnh điện khỏi nhiễu loạn của điện trường ngoài nhằm phục vụ thí nghiệm. Nếu do tiếp xúc mà lồng tĩnh điện bị nhiễm điện thì sao, có bảo vệ được bên trong khỏi ảnh hưởng điện trường ngoài không? Trong trường hợp đó, lồng đã được nối đất để truyền điện tích do tiếp xúc xuống đất và như vậy vẫn trung hoà điện và bảo vệ được.

Blog at WordPress.com.